
Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh thế giới 2022 – World Antimicrobial Awareness Week (WAAW) 2022
“CÙNG NHAU NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH”: CÔNG BỐ CHỦ ĐỀ MỚI CỦA TUẦN LỄ NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ KHÁNG SINH THẾ GIỚI 2022
Vào năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố “World Antibiotic Awareness Week” nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích thực hiện thúc đẩy hành động ngăn chặn sự xuất hiện; và lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh trên toàn cầu. Vào năm 2020, chiến dịch này được tái cấu trúc dưới tên gọi “World Antimirobial Awareness Week”. Mang ý nghĩa mở rộng hơn, nhắm đến việc ngăn chặn sự kháng thuốc trên vi khuẩn, virus, nấm và cả kí sinh trùng; được hưởng ứng thường niên trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chiến dịch vẫn được truyền thông rộng rãi đến dưới tên gọi “Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh thế giới”.
Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh thế giới 2022 (WAAW 2022) diễn ra từ 18 đến 24 vào tháng 11 với chủ đề mới. Bốn tổ chức: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO); Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới (WOAH). Thống nhất hưởng ứng WAAW 2022 với chủ đề: “Cùng nhau ngăn ngừa kháng thuốc”.

Nguồn ảnh: Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật
Đặt trong bối cảnh tình trạng kháng thuốc (AMR) đang gia tăng khủng khiếp và đe dọa sức khỏe toàn thế giới. Chủ đề năm 2022 được công bố nhằm lan tỏa ý nghĩa quan trọng của việc phối hợp các tổ chức, ban ngành trong công tác bảo vệ tính hiệu quả của những thuốc quan trọng hiện hành. Cuộc chiến chống lại AMR đòi hỏi sự nỗ lực toàn cầu được thực hiện trên cơ sở hợp tác cùng nhau; thông qua hướng tiếp cận Một sức khỏe (One health). Mặc dù công bố chủ đề mới nhưng khẩu hiệu của WAAW vẫn giữ nguyên; kêu gọi việc sử dụng kháng sinh thật cẩn thận : “Antimicrobial: Handle with care”.
Chiến dịch phòng ngừa và ngăn chặn sự lan truyền AMR hiệu quả. Đòi hỏi sự hợp lực thúc đẩy việc sử dụng kháng sinh một cách cẩn trọng; cũng như áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh AMR của nhiều cơ quan, tổ chức và ban ngành, đoàn thể. Cụ thể là tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm, kiểm soát tốt các cơ sở khám chữa bệnh, trang trại, cơ sở chế biến thực phẩm; nhằm đảm bảo điều kiện nước sạch và vệ sinh, thực hiện chặt chẽ quản lí chất thải từ các đơn vị sản xuất,… Nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh và giảm thiểu sự lan truyền gene đề kháng trong quần thể vi sinh vật.
Nguồn:
www.woah.org. (2022). Retrieved from World Organization for Animal Health: https://www.woah.org/en/event/world-antimicrobial-awareness-week-2022/